|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Hàng ngàn năm lịch sử, xã Hoàng An luôn là một tế bào trong cộng đồng thống nhất của dân tộc Việt Nam. Tuy địa danh, địa giới có những thay đổi trong từng thời kỳ, nhưng cơ bản xã Hoàng An vẫn trùng khớp với diện mạo ngày nay, vẫn thuộc huyện Hiệp Hòa, một vùng đất cổ có con người định cư sớm và liên tục, ngày càng phát triển theo thời gian.

Thời Nguyễn, năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, từ 1879 đô hộ và biến nước ta thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Năm 1895 chúng thành lập tỉnh Bắc Giang gồm 2 phủ (Lạng Giang và Đa Phúc), 6 huyện là Hiệp Hoà, Phượng Nhỡn, Yên Thế, Kim Anh, Yên Dũng và Việt Yên. Dưới huyện là cấp tổng. Đầu thế kỷ XIX, Hiệp Hoà có 9 tổng, trong đó tổng Hoàng Vân gồm 5 xã: Hoàng Vân (tức Hoàng Liên), Thanh Vân, Vạn Thạch, Vân Trù, Hoàng Lại  và đến năm 1902 lập thêm xã An Cập, được tách ra từ xã Hoàng Vân (tức Hoàng Liên).

Trước Cách mạng tháng 8/1945, tổng Hoàng Vân có 10 xã: Thanh Vân, Vân Xuyên (Vân Trù), Hoàng Lại, Tân Trung, Đồng Áng, Vạn Thạch, Hoàng Liên, An Cập, Liễu Ngạn, Lạc Yên.

Sau cách mạng tháng 8/1945 thành công, tổng Hoàng Vân (cũ) chia thành 3 xã mới là: Tiền Tiến, Đồng Tân và Đồng Tiến. Xã Tiền Tiến gồm các thôn Bảo An, Hoàng Liên, An Cập, Lạc Yên, Liễu Ngạn, Vạn Thạch và Vân Xuyên. Đến khi giảm tô cuối năm 1953 theo chủ trương của Nhà nước, xã Tiền Tiến tách ra làm 2 xã là Quyết Tiến (tức xã Hoàng Vân ngày nay) và xã Hoàng An  gồm các thôn Hoàng Liên, An Cập, Bảo An. Tên xã Hoàng An từ đó đến nay không đổi và đó chính là tên ghép của chữ “Hoàng” (Hoàng Liên) với chữ “An” của “ An Cập” và “Bảo An” mà thành.

Hoàng An là xã miền núi, cách trung tâm huyện Hiệp Hoà 5 km về phía Bắc, với tổng diện tích tự nhiên là 590,09ha. Phía Đông giáp xã Hoàng Lương; phía Tây giáp xã Hoàng Vân; phía Nam giáp xã Đức Thắng và xã Ngọc Sơn; phía Bắc giáp xã Thanh Vân huyện Hiệp Hoà. Xã có 3 thôn: An Cập, Bảo An, Hoàng Liên. Tổng số 1824 hộ với 7.380 nhân khẩu. Dân ở Hoàng An chủ yếu là chính cư, ở theo từng khoảnh và có sự phát triển ra các vùng đồi bãi xung quanh. Do đặc thù về địa lý, Hoàng An bên cạnh nghề trồng lúa là chủ đạo, còn các nghề đánh bắt cá, trồng rau, ươm cây giống, thợ mộc, thợ nề, nghề rèn, buôn bán nhỏ, làm mỳ, bánh đa, bánh chưng…

Hệ thông giao thông, thủy lợi của Hoàng An khá thuận lợi so với các xã khác. Quốc lộ 37 nối liền Quốc lộ 1A, từ ngã ba Đình Trám đi Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, qua huyện Hiệp Hòa dài 24km, trong đó đoạn qua xã Hoàng An dài 3km, chạy dọc như phân đôi thành khu Đông và khu Tây, tạo ưu thế cho Hoàng An giao lưu và hội nhập kinh tế.

Hoàng An có 3 ngôi đình, 3 ngôi chùa và nhiều đền, miếu, đặc biệt 2 thôn Hoàng Liên, An Cập vẫn giữ được cả bộ tứ: đình, chùa, văn chỉ, nghè – có liên hệ mật thiết với những truyện cổ tích, truyền thuyết kể về người hoặc thần có công với dân, với nước, cùng những lễ hội, phong tục, tập quán từ thời xa xưa. Đình Chợ Vân  thuộc thôn Hoàng Liên được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (tức thời Hậu Lê, hay còn gọi là Nam – Bắc triều 1533-1593;  Đình Bé  (trại Bé) thuộc thôn An Cập thờ Dương Tự Minh và phối thờ “Thần nông” phúc thần; Ngôi đình thứ 3 là  đình Trại Dạ nhỏ hơn, thuộc thôn Bảo An, thờ Cao Sơn Quý Minh. Cùng với 3 ngôi đình, xã còn có 3 ngôi chùa, đó là Phúc Trung Tự thuộc thôn An Cập, chùa An Thất thuộc thôn Hoàng Liên và chùa Tăng Khánh thôn Bảo An.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,277
Tổng số trong ngày: 101
Tổng số trong tuần: 2,474
Tổng số trong tháng: 2,881
Tổng số trong năm: 12,436
Tổng số truy cập: 40,287